November 23, 2024
0 0
Read Time:5 Minute, 42 Second

NSND Hoàng Cúc được xem là một trong những diễn viên gạo cội của làng sân khấu và Việt Nam. Bên cạnh tài năng diễn xuất với những vai diễn có chiều sâu về tâm lý, Hoàng Cúc còn được xem là biểu tượng nhan sắc của dàn mỹ nhân thập niên 1980 phía Bắc.

Khi đó, Hoàng Cúc được mọi người ưu ái gọi bằng danh xưng “mỹ nhân màn ảnh” vì vẻ đẹp đằm thắm, đúng chuẩn phụ nữ Việt Nam. Thời điểm những năm 1970 – 1980 và đến tận bây giờ, NSND Hoàng Cúc vẫn nhận được nhiều sự mến mộ của đông đảo công chúng.

Hoàng Cúc vốn thi và trúng tuyển khoa Thanh nhạc, Học viện Quốc gia Việt Nam.

Trong lúc chờ nhập học, bà được đoàn nghệ thuật tỉnh Tuyên Quang vận động vào phục vụ biểu diễn sau đó có hai năm công tác tại đoàn nghệ thuật tỉnh này.

Dù chuyên môn là thanh nhạc nhưng nghệ sĩ Hoàng Cúc ngoài biểu diễn ca hát còn kiêm thêm diễn kịch. Nhiều đồng nghiệp lớn tuổi hơn trong đoàn khuyên bà theo nghiệp sân khấu vì tuổi nghề còn dài, có nhiều trải nghiệm thú vị.

Hoàng Cúc liền nghe theo, bà bỏ thanh nhạc, đăng ký học khoa Kịch nói dài 4 năm tại trường Nghệ thuật Việt Bắc. Học xong, năm 1982 bà xin về Đoàn kịch Hà Nội, bởi bà mê mẩn vở Âm mưu và tình yêu của đoàn này.

Vai diễn đầu tiên của Hoàng Cúc là Sa-ghi-a trong Người đàn bà sau tấm cửa xanh (kịch bản của Nga) năm 1984. Ban đầu, bà không có tên trong bảng phân vai. Khi thấy hai nghệ sĩ lên thử vai chính, bà thích thú, xin đạo diễn Tạ Xuyên cho diễn thử.

Khoảnh khắc bà hóa thân người vợ hiền lành nhưng quyết liệt để bảo vệ quyền bình đẳng khiến đạo diễn bị thuyết phục. Cuối cùng, bà được chọn vào vai chính, đóng cùng nghệ sĩ Hoàng Dũng, Minh Vượng và Minh Trang. Ngay trong tác phẩm đầu tay, bà khiến giới chuyên môn, khán giả bất ngờ bởi lối diễn linh hoạt, chân thực và không khiên cưỡng.

Kể từ đây, sân khấu kịch phía Bắc thêm phần thăng hoa, tỏa sáng mỗi khi có sự xuất hiện của Hoàng Cúc.

Tên tuổi bà gắn liền với những vai diễn trong các vở kịch hết sức đặc biệt của thập niên 1980 – 1990 như: Tôi và chúng ta, Em đẹp dần lên trong mắt anh, Nghĩ về mình, Ăn mày dĩ vãng, Thầy khóa làng tôi, Mùa hoa sữa…

NSND Hoàng Cúc cũng là gương mặt quen thuộc với khán giả qua nhiều bộ phim, có thể kể đến như: Tướng về hưu, Bỉ vỏ, Sa bẫy, Hồi chuông màu da cam, Dòng sông khát vọng, Kiếp phù du…

Trong đó, vai diễn nổi bật nhất trong sự nghiệp của NSND Hoàng Cúc là nhân vật Thủy trong Tướng về hưu. Hình ảnh người phụ nữ với đôi mắt sắc lẹm, giọng nói đanh thép thực sự đã thuyết phục người xem. Nhờ vai diễn này, bà đã giành giải Diễn viên nữ xuất sắc tại Liên hoan Việt Nam năm 1990.

Chia sẻ với phóng viên Dân trí, NSND Hoàng Cúc cho biết, thời của bà, các nghệ sĩ miền Bắc gọi là thời nghệ sĩ bao cấp. Chính vì cát-xê một đêm diễn không đủ tiền ăn bát phở, lương không đủ để nuôi con… nên trong cái khó ló cái khôn.

Để vượt qua khó khăn, những người ở Đoàn kịch Hà Nội thời bấy giờ phải làm rất nhiều nghề. Bà kể, khi đó NSND Hoàng Dũng đi bán quần áo trẻ con ở phố Hàng Đường, NSƯT Minh Vượng đi bán giày dép, nghệ sĩ Kim Xuyến mở tiệm áo cưới, nghệ sĩ Tiến Đạt bán comple… còn bà mở tiệm áo cưới. Mặc dù vậy, bà vẫn chưa bao giờ nghĩ mình sẽ bỏ nghề diễn.

“Nghề diễn với tôi là nghiệp, là sứ mệnh. Hiện tại, ở trong tâm thế này, dù có kể khổ nhưng tôi vẫn cảm thấy tự hào, bồi hồi và viên mãn”, NSND Hoàng Cúc cho hay.

Nói về thời hoàng kim đã qua, nữ nghệ sĩ gạo cội từng chia sẻ: “Điều đáng nhớ nhất với tôi vẫn là tình cảm của khán giả. Hồi đó, tôi đi tới đâu là khán giả trong Nam ngoài Bắc lại đi theo trò chuyện, xin chữ ký, tặng quà… Người ta gọi “ông hoàng”, “bà chúa” vì lẽ đó.

Sức lan tỏa của nghệ thuật quả thật rất kỳ lạ và tình cảm của khán giả thời nay – thời xưa vẫn như nhau, khiến người nghệ sĩ như tôi thấy hạnh phúc lắm”.

NSND Hoàng Cúc từng là Phó Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội. Năm 2010, bà phát hiện mình bị ung thư gần đến giai đoạn ba và phải dành thời gian cho việc trị bệnh, bà nghỉ hưu vào năm 2012.

Hiện tại, ở tuổi U70, sau 13 năm chống chọi với bệnh ung thư, NSND Hoàng Cúc vẫn lạc quan và tận hưởng cuộc sống thảnh thơi nhiều người mơ ướcFrom: web game casino. Sáng sớm, bà đi tập yoga, tối về ngồi thiền, khi có thời gian lại đi làm đẹp cho bản thân và du lịch nước ngoài.

“13 năm chống chọi với căn bệnh ung thư quái ác, tôi đã học cách chấp nhận số phận. Có câu nói: “Dù ngày mai có là tận thế thì đêm nay sen vẫn gieo trồng”, nghĩa là, dù ngày mai không còn tồn tại thì hôm nay tôi vẫn phải sống vui vẻ và thoải mái”, NSND tâm sự với phóng viên Dân trí.

Nữ nghệ sĩ bộc bạch, sau khi đi qua tất cả những ngả thương đau ấy, bà nhận ra rằng, mình muốn tồn tại để làm được nhiều việc nữa giúp cho bản thân, gia đình và xã hội.

Bàcòn có sở thích và sở trường làm thơ. Bà cho biết mình không thần tượng một tác giả nào nhưng vẫn có những nhà thơ khiến bản thân bị lay động. Khi còn bé, nữ nghệ sĩ đọc một số bài thơ lãng mạn của tác giả Lamartine. Hồi trẻ, tôi đã rất yêu thích giọng thơ của ông Puskin.

Theo NSND Hoàng Cúc: “Thơ văn là mượn nỗi đau của người khác để nói nỗi đau của mình, mượn niềm vui của người khác thành niềm vui của mình. Đôi lúc là mình đấy nhưng có khi lại chẳng phải là mình”.

Hiện tại, bà cảm thấy hạnh phúc và tự hào về hành trình mình đã đi qua.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %