January 18, 2025
0 0
Read Time:3 Minute, 28 Second

Trong thời kháng chiến chống Mỹ, ở mặt trận phía Nam để chị em phụ nữ đủ sức đảm đương nhiệm vụ cách mạng, việc nâng cao năng lực trình độ chính trị, năng lực chuyên môn cho cán bộ phụ nữ là điều cần thiết, cấp bách.

Nhưng trước năm 1969, trường đào tạo cán bộ phụ nữ chỉ có ở miền Bắc. Phó Tổng Tư lệnh quân giải phóng miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ, nữ tướng của “đội quân tóc dài” Nguyễn Thị Định đã chỉ đạophải thành lập ngay một ngôi trường đào tạo cán bộ nữ ở phía Nam.

Sau thời gian gấp gáp chuẩn bị ngay dưới làn mưa bom, bão đạn của kẻ thù, đúng ngày 8/3/1969 tại rừng Lò Gò, Chiến khu miền Đông Nam Bộ (nay thuộc huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh), ngôi trường mang tên nữ anh hùng cách mạng Lê Thị Riêng – tiền thân của Phân hiệu Học viện Phụ nữ Việt Nam – ngày nay được thành lập.

Nhiệm vụ chính của trường lúc bấy giờ là đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, năng lực chuyên môn để chị em đủ sức đảm đương nhiệm vụ cách mạng trong tình hình chiến tranh ác liệt.

Hồi tưởng về ngôi trường đặc biệt mang tên nữ anh hùng cách mạng được chỉ đạo thành lập bởi nữ tướng huyền thoại được chia sẻ trong chương trình kỷ niệm 55 năm ngày Truyền thống Phân hiệu Học viện Phụ nữ Việt Nam (8/3/1969-8/3/2024).

Song hành cùng lịch sử của dân tộc, đến nay Phân hiệu Học viện Phụ nữ Việt Nam phát huy sứ mệnh giáo dục đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học với nhiều hình thức khác nhau như vừa học vừa làm, liên thông và chính quy đáp ứng yêu cầu chuyển hóa đội ngũ cán bộ theo vị trí và yêu cầu của xã hội.

Bà Nguyễn Thị Thu Hương – Phó Giám đốc Học viện, Giám đốc Phân hiệu học viện Phụ nữ Việt Nam – cho biết, thời gian tới, Học viện sẽ cónhiều thay đổi theo hướng hiện đại, bắtkịp nhanh với xu hướng chuyển đổi số, đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn hóa nguồn nhân lực chất lượng cao.trích dẫn từ Khe web trực tiếp

Phân hiệu Học viện cũng đối mặt với những thách thức liên quan đến phụ nữ, công tác cán bộ nữ; cũng như sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong đào tạo, bồi dưỡng.

Đi cùng đó là các thử thách trong các vấn đề như đảm bảo thực hiện đúng Luật đại học về vấn đề tư cách pháp nhân của phân hiệu; nguồn nhân lực, giảng viên để đáp ứng nhiệm vụ bồi dưỡng, thực hiện nhiệm vụ đào tạo đại học và tham gia đào tạo sau đại học; cơ sở vật chất còn chưa đáp ứng đủ yêu cầu đào tạo như thư viện, quỹ đất…

Được biết, từ năm 2016, Phân hiệu tham gia đào tạo liên thông đại học ngành Công tác xã hội hệ vừa làm vừa học, đến nay đã có 9 khóa với tổng số gần 300 sinh viên.

Từ năm 2022-2023, Phân hiệu thực hiện nhiệm vụ tổ chức và đào tạo hệ chính quy.

Năm 2024, cơ sở này được giao tuyển sinh 4 ngành đào tạo đại học gồm luật, tâm lý học, công tác xã hội và quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.

Bà Nguyễn Thị Định (sinh ngày 15/3/1920, mất ngày 26/8/1992) quê ở Lương Hòa, Giồng Trôm, Bến Tre – được biết đến là vị tướng huyền thoại của “Đội quân tóc dài”.

Năm 1965, bà được phong hàm Thiếu tướng. Trước bà, chưa có người phụ nữ nào tham gia cách mạng được phong hàm tướng.

Năm 1987, Nguyễn Thị Định được bầu làm Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, bà cũng là nữ Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %